Chủ Nhật, 16 tháng 5, 2010

CHUYÊN ĐỀ IV

Câu 1. Những điều kiện ra đời của kinh tế hàng hóa( Vận dụng lí thuyết này trong thực tiễn Việt Nam để chứng minh sự ra đời của kinh tế hàng hóa là tất yếu khách quan.)
☻ ĐNghĩa: KTHH
Kinh tế hàng hóa là nền kinh tế có sự phân công lao động và trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa người này với người khác. Nó trái với nền kinh tế tự cung tự cấp trong đó người ta tự sản xuất sản phẩm và tự tiêu dùng.
☻ Phân tích 4 điều kiện ra đời của KTHH
1. Sự phát triển của trình độ phân công lao động XH
Phân công lao động xã hội(PCLĐXH) là sự chuyên môn hóa sản xuất, mỗi người chỉ sản xuất 1 hay 1 số loại sp nhất định.
PCLĐXH là cơ sở của sản xuất hàng hóa, làm cho lực lượng SX phát triển , tăng NSLĐ, làm cho người SX phụ thuộc vào nhau, làm nảy sinh mqh kinh tế- quan hệ trao đổi.
2. Sự độc lập tương đối giữa những người SX.
Dưới chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu SX, những người SX độc lập với nhau, có lợi ích kinh tế khác nhau,. Do có sự phân công lao đông xã hội và sự độc lấp tương đối về KT nên những người SX vừa độc lập vừa độc lập vừa phụ thuộc vào nhau- đó là mqh mâu thuẫn. Mqh mâu thuẫn này được giải quyết thông qua quan hệ trao đổi trên cơ sở giá trị, nghĩa là dựa trên cơ sở trao đổi nguyên giá. Khi trao đổi trở thành tập quán và là mục đích của sản xuất thì SX hàng hóa ra đời.
3. Lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ phát triển
Phân công LĐXH phát triển mạnh càng làm tăng sự phụ thuộc giữa những người SX, nhu cầu sản phẩm gia tăng đã đẩy nhanh quá trình chuyên môn hóa ngành nghề, dẫn tới sự tách rời giữa SX và thương nghiệp. Thương nghiệp phát triển thành 1 ngành nghề, làm cho SX lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ phát triển nhanh chóng, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển.
4. Sự phát triển của hệ thống thông tin liên lạc và giao thông vận tải.
Hệ thống thông tin liên lạc và giao thông vận tải là điều kiện vật chất làm tăng thêm phương tiện để trao đổi và mở rộng phạm vi, quy mô của thị trường. Do đó, nó thúc đẩy SX và lưu thông phát triển nhanh chóng.


Câu 2. Những điều kiện ra đời của kinh tế thị trường( Vận dụng lí thuyết này trong thực tiễn Việt Nam để chứng minh sự ra đời của kinh tế thị trường là tất yếu khách quan.)
☻ Định nghĩa Kinh tế thị trường(KTTT)
KTTT là hình thức phát triển cao của hình thức KTHH, nghĩa là phạm trù hàng hóa, tiền tệ và thị trường được phát triển và mở rộng. Hàng hóa trên thị trường bao gồm cả sản phẩm đầu ra của SX lẫn các yếu tố đầu vào của SX…thị trường, cơ cấu thị trường được mở rộng và hoàn thiện, tiền tệ phát triển, mọi quan hệ kinh tế đều được tiền tệ hóa.
☻ Phân tích 5 điều kiện ra đời của KTTT
1. Xuất hiện của hàng hóa sức lao động và thị trường sức lao động.
Sự xuất hiện của hàng hóa sức lao động là 1 tiến bộ lịch sử. Chủ nghĩa tư bản đã thực hiện được bước tiến bộ lịch sử, trong khuôn khổ lợi dụng được tính chất đặc biệt của hàng hóa sức lao động để phục vụ mục đích bóc lột và chính điều đó đã làm nảy sinh mâu thuẫn giữa tư bản và lao động làm thuê
Hàng hóa sức lao động xuất hiện gắn liền với các điều kiện: người lao động được tự do thân thể, ngươi lao động tự do không có tư liệu SX, để tồn tại, họ buộc phải bán sức lao động của mình.
Khi sức lao động là hàng hóa tất yếu dẫn đến sự hình thành thị trường sức lao động. Thị trường lao động là nơi mua bán sức lao động.
Hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt. Tính chất đặc biệt của nó được thể hiện tập trung ở thuộc tính giá trị sử dụng của nó- la nguồn gốc của giá trị và giá trị thặng dư.
Hàng hóa sức lao động là yếu tố hình thành thị trường hoàn chỉnh. Sự xuất hiện của hàng hóa sức lao động và thị trường sức lao động làm cho tiền tệ vừa là phương tiện lưu thông, vừa là phương tiện làm tăng giá trị, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.
2. Phải tích lũy được 1 số tiền nhất định để tiến hành sản xuất kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận.
3. Cần phải có hệ thống tài chính, tín dụng, ngân hàng tương đối phát triển để đáp ứng được nhu cầu về vốn cho SXKD
4. Phải có hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối phát triển. Trên cơ sở đó, đảm bảo việc lưu thông hàng hóa- tiền tệ thuận lợi, dễ dàng, mới làm tăng phương tiện vật chất nhằm mở rộng quan hệ trao đổi.
5. Tăng cường vai trò kinh tế của Nhà nước.
Nhà nước phải tạo môi trường và hành lang cho thị trường phát triển lành mạnh. Đồng thời nhà nước còn sử dụng những biện pháp hành chính cần thiết để phát huy ưu thế và hạn chế những tiêu cực của kinh tế thị trường.
Với tác động của tất cả các điệu kiện tiền đề như trên, nền kinh tế thị trường hình thành các quan hệ kinh tế mang hình thái phổ biến là quan hệ hàng hóa- tiền tệ được tiền tệ hóa. Các quy luật kinh tế thị trường được phat huy tác dụng 1 cách đầy đủ.

Câu 3. Đặc trưng , bản chất của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta ?
Thực chất của quá trình chuyển nền kinh tế VN sang kinh tế thị trường định hướng XHCN:
Quá trình kết hợp giữa chuyển nền kinh tế mang nặng tính chất tự cung tự cấp sang nền KTHH tiến tới KTTT và quá trình chuyển cơ chế quan TTQLBC sang cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước
Quá trình chuyển nền kinh tế nước ta sang kinh tế thị trường đồng thời cũng là quá trình thực hiện nền kinh tế mở nhằm hòa nhập với thị trường trong nước và thế giới
Con đường kinh tế thị trường ở nước ta là kinh tế thị trường có định hướng.
A- Về mục tiêu phát triển kinh tế thị trường
Mục tiêu hàng đầu là giải phóng năng lực sx, động viên nguồn lực cả trong và ngoài nước để thực hiện sự nghiệp CNH-HDH, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của XHCN, nâng cao hiệu quả kinh tế XH, cải thiện từng bước đời sống ND. Thực hiện tư tưởng HCM và đường lối của Đảng, chúng ta luôn gắn kết vấn đề SX với cải thiện đời sống ND; tăng trưởng kinh tế đi liền với tiến bộ XH và công bằng XH; khuyến khích làm giàu hợp pháp với công việc xóa đói giảm nghèo.
B- Nền kinh tế thị trường gồm nhiều thành phần trong đó kinh tế NN giữ vài trò chủ đạo
Nền KT nc ta tồn tại 3 loại hình sở hữu cơ bản: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân. Do đó KT nước ta tồn tại nhiều thành phẩn KT, nhiều tchuc sx kinh doanh. Các tp kte ở nước ta hiện này gồm tp KT nhà nước, tp kinh tế tập thể, tp kinh tế tư nhân, tp kt tư bản nhà nước, tp kt có vốn đầu tư nước ngoài. Trong cơ cấu kt nhiều tphan thì kt NN giữ vai trò chủ đạo. việc xác lập vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước là vấn đề có tính nguyên tắc, là sự khác biệt có tchat bản chất giữa KTTT định hướng XHCN với KTTT tư bản CN. Tính định hướng XHCN ở nước ta đã qdinh: kt NN fai giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế nhiều tphan. Kinh tế nhà nước cùng kte tập thể tạo nền tảng cho chế độ xh-xhcn ở nước ta.
Mỗi tphan kte trong thời kì quá độ lên CNXN có bản chất KT-XH riêng, chịu tác động của các quy luật kte riêng nên bên cạnh sự thống nhất, các tphan kte còn có sự khác biệt và mâu thuẫn. Sự khác biệt về chế độ sở lữu TLSX là cơ sở sự khác biệt về lợi ích, dẫn đến mâu thuẫn trong việc điều hòa lợi ích kte giữa mỗi thành phần kte của xh. Vì vậy, kt NN fai được xdung và ptrien có hiệu quả để làm tốt vai trò chủ đạo, đồng thời nhà nước fai thực hiện tốt vai trò quản lĩ vĩ mô nền kte để đảm bảo KTTT định hướng XHCN
C- Nền KTTT định hướng XHCN, thực hiện nhiều hình thức phân phối thu nhập, trong đó lấy pphoi theo lao động là chủ yếu.
Thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta tồn tại nhiều trình độ LLSX, do đó tồn tại nhiều chế độ sở hữu tương ứng và tất yếu là tồn tại nhiều hình thức phân phối thu nhập. trong đó pphoi theo LĐ là đặc trưng cơ bản của kte TT định hướng XHCN, là hình thức pphoi chủ yếu trong thời kì quá độ lên CNXH ở VN
Pphoi theo lao động được lấy làm ptien để đạt được mục tiêu cơ bản xd CNXH, thực hiện dân giàu nước mạnh, XH công bằng dân chủ văn minh…
Việc pphoi thông qua các quỹ phúc lợi tập thể và xhoi có ý nghĩa quan trọng để thực hiện mtieu đó.
D- Cơ chế vận hành của nền kte là cơ chế TT có sự quản lí của NNXHCN ở VN

Trong cơ chế vận hành nền kte ở nước ta, NN quản lí là nhà nước XHCN- NN của ND, do ND và vì ND đặt dưới sự lãnh đạo của đảng CSVN. Sự quản lí của nhà nước XNCH một mặt nhằm sửa chữa “những thất bại của thị trường”, đảm bảo nền kte tăng trưởng ổn định đạt hiệu quả, thực hiện công bằng xh. Mặt khác, sự quản lí này còn nhằm đảm bảo cho nền kte TT fat triền theo định hướng XHCN
Nhà nc quản lí nền kte thị trường định hướng xhcn theo nguyên tắc: kết hợp kế hoạch với thị trường
Xét riêng từng phương diện quản lí thấy rằng:
- Thị trường là 1 bphan cấu thành của nền kte, tồn tại khách quan, vận động theo quy luật vốn có của nó
 Ưu điểm : nhanh nhạy năng động sáng tạo, kích thích các chủ thể kte
 Nhược điểm : vận động tự phát có thể đưa đến sự mất cân đối, và gây tổn hại cho nền kte
- Kế hoạch là sản phẩm chủ quan của chủ thế qli, là sự điều chỉnh có ý thức của chủ thế quản lí dvoi nền kte
Ưu điểm: tập trung được các nguồn lực cho các mục tiêu phát triền KTXH. Đảm bảo sự cân bằng tổng thể và gắn được mục tiêu phát triền kte và mục tiêu XH ngay từ đầu
Nhược điểm: khó có thể điều chỉnh kịp thời với sự biến động của thị trường, hạn chế sự năng động sáng tạo của các chủ thể kte
Vì vậy để thực hiện sự quản lí có hiệu quả, phải kết hợp kế hoạch vs thị trường. trong sự kết hợp này, thị trường là căn cứ để xdung và ktra kế hoạch, còn kế hoạch điều tiết thị trường. sự kết hợp này được thể hiện ở cả tầm vi mô và vĩ mô
- tầm vi mô: thị trường là căn cứ để xdung kế hoạch sxkd. Thông qua sự biến động của quan hệ cung cầu và giá cả thị trường để các DN lựa chọn phương án sx
- tầm vĩ mô: kế hoạch hóa nhằm đảm bảo cân đối tổng thể nền kte như tổng cung-tổng cầu, sx-tiêu dùng, hàng hóa- tiền tệ.
Câu 4. Các giải pháp cơ bản để ptrien kte thị trường định hướng xhcn ở VN
A- Thực hiện nhất quán chính sách kte nhiều tphan
• Khi chuyển sang kte hàng hóa, vận hành theo cơ chế thị trường ta thực hiện đa dạng hóa các loại hình sở hữu, do đó hình thành những chủ thể độc lập, có lợi ích riêng -> khôi phục một trong những cơ sở của kte HH
• Ptrien KTTT lấy việc ptrien sức sx, nâng cao hiệu quả kte xh, cải thiện đời sống nd làm mục tiêu để khuyến khích ptrien các tphan kte và các hthuc tchuc sx. Tất cả các tphan kte đều bình đẳng trước pháp luật, đều được khuyến khích ptrien
• Phát huy vai trò chủ đạo của kte NN, tập trung nguồn lực ptrien có hiệu quả kte NN ở những lĩnh vực trọng yếu của nền kte
• Phát triền kte tập thể dưới những hình thức đa dạng trong đó hợp tác xã là nòng cốt, NN cần giúp đỡ HTX về đào tạo cán bộ…
• Khuyến khích kte cá thể, tiểu chủ phát triển cả ở thành thị và nông thôn, khuyến khích kte tư bản tư nhân phát triển những ngành nghể SXKD mà luật pháp ko cấm
• Phát triển kte tư bản nhà nước dưới hình thức liên doanh, liên kết giữa nhà nước vs tư nhân trong và ngoài nước
• Tạo dkien để kte có vốn đầu tư nước ngoài hướng vào mục tiêu phát triển các sản phẩm XK tăng khả năng cạnh tranh gắn thu hút vốn với thu hút công nghệ hiện đại

B- Đẩy mạnh CNH-HDH ứng dụng tiến bộ khoa học- công nghệ, trên cơ sở đó đẩy mạnh phân công lao động xh.
• Sự ptrien của phân công lđ do trình độ ptrien của LLSX quy định muốn mở rộng phân công LĐ XH cần đẩy mạnh CNH-HDH để xdung cơ sở VCKT cho nền SX.
• Phân công lại lao động và phân bố dân cư trong phạm vi cả nước từng vùng, địa phương, hình thành cơ cấu kte hợp lí cho phép khai thác tốt các nguồn lực của đất nước, tạo nên sự tăng trưởng nhanh và bến vững
C- Hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường
• Để xây dựng và ptrien các loại thị trường phải hình thành đồng bộ các loại thị trường
• Phát triển thị trường HH và DV
• Phát triển thị trường sức LĐ
• Hình thành vững chắc thị trường TC bao gồm: thị trường vốn, thị trường tiền tệ
• Phát triển thị trường đất đai, thị trường bất động sản
• Phát triển thị trường khoa học và công nghệ
D- Mở rộng và nâng cao hiệu quả kte đối ngoại
• Quán triệt nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
• Đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chủ động tham gia tổ chức thương mái qte(WTO), các diễn đàn hợp tác kte(APEC)…
E- Giữ vững ổn định chính trị, hoàn thiện hệ thống pluat
• Ổn định kte ctri là yếu tố cơ bản đầu tiên để ptrien
• Để giữ vững ổn định ctri, cần phải giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của đảng, nâng cao hiệu quả qli của nhà nước, phát huy quyền làm chủ của ND
F- Xóa bỏ triệt để cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, hoàn thiện cơ chế thị trường có sự quản lí kte của NN
• Việc xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, hình thành đồng bộ cơ chế thị trường có sứ quản lí của nhà nước có vai trò quan trọng đối với ptrien kt HH
• Để nâng cao năng lực và hiệu quả qli của NN, cần nâng cao năng lực của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, thực hiện cải cách hành chính quốc gia
• Nhà nước có hệ thống chính sách thống nhất, nhất quán để tạo môi trường ổn định hạn chế tác động tiêu cực của cơ chế thị trường
• Tiếp tục đổi mới hoàn thiện chính sách tài chính, CSTT, CS tiền lương và giá cả

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét