Chủ Nhật, 16 tháng 5, 2010

Câu 1: Sản xuất hang hoá là gì? So sánh sản xuất hang hoá( KTHH) với sản xuất tự cung tự cấp(KTTN)?
Trả lời:
*1: Định nghĩa sản xuất HH: là một kiểu tổ chức kinh tế mà sản phẩm sản xuất ra để bán trên thị trường.
- 2 điều kiện ra đời của sản xuất hang hoá:
Điều kiện 1) phân công lao động xã hội:
+) Định nghĩa: là sự phân chia lao động xã hội thành từng nhóm, từng bộ phận, từng ngành nghề khác nhau để chuyên môn hoá người sản xuất để thiết lập quan hệ trao đổi.
+) Vai trò: là cơ sở, là nguyên nhân sâu xa cho sự ra đời của sản xuất hang hoá. Do phân công lao động xã hội, mỗi người chỉ sản xuất ra một hoặc một vài thứ nhất định nhưng nhu cầu của họ cần nhiều thứ => họ cần trao đổi với nhau => giữa họ có mối quan hệ phụ thuộc nhau.
Điều kiện 2) Sự tách biệt tương đối về lợi ích kinh tế giữa các người sản xuất với nhau khởi thuỷ là tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất.
Công hữu về TLSX: là chế độ chiếm hữu tư nhân nhỏ về TLSX do đó, spsx ra thuộc quyền chiếm hữu của các cá nhân trong XH. Do đó, người khác muốn sở hữu sản phẩm của họ phải thong qua trao đổi mua bán.
+) Vai trò: là nguyên nhân trực tiếp khiến cho việc trao đổi sản xuất mang hình thức trao đổi hàng hoá. Lịch sử ra đời của sản xuất hang hoá là lịch sử ra đời của các cuộc phân công lao động xã hội và sản xuất hang hoá ra đời từ sự tan rã của công xã nguyên thuỷ, tồn tại và phát triển qua các chế độ: XHNT-PK-TBCN- CNXH giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản.
Sản xuất hang hoá gồm: SXHH nhỏ( sxhh giản đơn)- XH nô lệ+ XH phong kiến
SXHH lớn ( kinh tế thị trường )- TBCN+ XHCN
*2: So sánh sx tự cung, tự cấp và sản xuất hang hoá:

SX tự cung, tự cấp Sản xuất hang hoá
+) đều là một kiểu tổ chức kinh tế
+) đều sản xuất ra sản phẩm
Mục đích SX ra Sp để thoả mãn nhu cầu trực tiếp của người sản xuất SX ra sp ( hang hoá) thoả mãn nhu cần của người khác, của XH thong qua trao đổi
Mối quan hệ kinh tế Mang hình thái hiện vật Mang hình thái hiện vật_ giá trị
Chủ thể của SX_ TD Là một người Là hai người
Các khâu của QT tái sản xuất Sự thống nhất của sx-td Sự thống nhất của 4 khâu: sx-pp-trao đổi-td
Câu 2: Mối quan hệ giữa giá trị trao đổi với giá trị hang hoá?
Định nghĩa hang hoá: là một trong những phạm trù cơ bản của kinh tế chính trị. Theo nghĩa hẹp, hang hoá là vật chất tồn tại có hình dạng xác định trong không gian và có thể trao đổi, mua bán được. Theo nghĩa rộng, hang hoá là tất cả những gì có thể trao đổi, mua bán được. Để một đồ vật trở thành hang hoá phải có:
• Tính ích dụng đối với người dung
• Giá trị(kinh tế), nghĩa là được chi phí bởi lao động.
• Sự hạn chế để đạt được nó, nghĩa là độ khan hiếm.
-hang hoá có hai thuộc tính cơ bản: giá trị sử dụng và giá trị.
. Giá trị sử dụng của hang hoá là công dụng của hang hoá để thoả mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi- mua bán. `
. Giá trị trao đổi- giá trị:
Phương trình trao đổi: x sản phẩm A= y sản phẩm B
VD: 1 con cừu= 2 cái rìu
Cơ sở chung để chúng trao đổi với nhau vì chúng đều là sản phẩm của lao động. Do đó: TĐHH là trao đổi lao động của người sản xuất kết tinh trong đó.
. Đều là sản phẩm của lao động
. Thực chất của TĐHH là TĐ lượng lao động hao phí kết tinh trong hang hoá và chính lượng lao động hao phí kết tinh đó đã tạo ra giá trị hang hoá.
=>Giá trị trao đổi là quan hệ tỷ lệ về lượng giữa những giá trị sử dụng của các hang hoá khác nhau có thể trao đổi cho nhau.
Giá trị hang hoá: là hao phí lao động xã hội của người sản xuất hang hoá kết tinh.
Đặc điểm: . Giá trị là một thuộc tính của HH, nó biểu hiện mqh giữa những người sản xuất HH với nhau.
. Giá trị là một phạm trù lịch sử trong nền sản xuất hang hoá.
Kết luận: Giá trị trao đổi và giá trị có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong đó giá trị là nội dung bên trong. GTTĐ là hình thức biểu hiện bên ngoài
• Tóm tắt lý thuyết : Định nghĩa lượng giá trị hang hoá: là số lượng lao động hao phí để sản xuất ra hang hoá quyết định bao gồm: hao phí lao động vật hoá(c) và hao phí lao động sống: ( V+m)
• Kết cấu: w= c+v+m
-Đơn vị đo lường: thời gian lao động xã hội cần thiết.
Thời gian lao động xã hội cần thiết : là thời gian cần thiết cho bất cứ LĐXH nào để có thể tiến hành với trình độ thành thạo trung bình, với cường độ trung bình và trong những điều kiện bình thường so với hoàn cảnh xã hội nhất định.
- Hai phương pháp xác định lượng giá trị hang hoá:
phương pháp 1) lượng giá trị hàng hoá được quyết định bời thời gian lao động cá biệt của người nào cung cấp đại bộ phận hang hoá trên thị trường quyết định=> giá trị hang hoá = giá trị cá biệt.
VD: để sản xuất ra một đôi giày:
- công ty A làm tốt- mất 2h lao động xã hội cần thiết- cung cấp cho 15% thị trường
- Công ty B làm bình thường- mất 3h LDDXHCT- cung cấp cho 70% thị trường
- Công ty C làm xấu- mất 4h LĐXHCT- cung cấp cho 15% thị trường
 W=Wcb=3h
Phương pháp tính bình quân gia quyền





Trong đó:
x- là số lượng sản phẩm cung cấp trên thị trường
α: thời gian lao động cá biệt
n: số lượng doanh nghiệp ( SL ĐV cung cấp HH trên thị trường )
• 3 nhân tố ảnh hưởng tớ lượng giá trị hang hoá:
- Năng suất lao động: là sức sản xuất của lao động. Nó được đo bằng lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. VD: 1CN=30m vải, 1m=5đ, NSLĐ= 2 lần bình thường. giá trị 1 mét vải? tổng giá trị số vải?
Giải: tổng giá trị số vải khi chưa tăng NSLD: 30(m)* 5(đ/m)= 150(đ)
Số vải sau khi tăng NSLĐ= 30*2= 60(m)
Khi tăng NSLĐ=> thời gian lao động để làm ra số vải: 5/2=2.5 (đ)
=> Tổng giá trị số vải sau khi tăng NSLĐ: 2.5*60=150(đ)
Phải nắm được rằng: khi tăng NSLĐ thì giá trị một ĐVHH giảm, và Tổng giá trị HH không đổi.
- Cường độ lao động: là phạm trù kinh tế nói lên mức độ căng thẳng, khẩn trương của người lao động, được xác định bằng lượng hao phí trong một đơn vị thời gian để tạo ra một lượng HH nhất định. Trong TH các điều kiện khác không đổi, tăng CĐLĐ- tức là tăng hao phí lao động trong cùng một thời gian lao động như trước, cũng như kéo dào thời gian lao dộng tạo ra nhiều sản phẩm hơn trong một đơn vị thời gian- là phương pháp tạo ra giá trị thặng dư tuyệt đối.
- Mức độ khẩn trương và trình độ thành thạo cảu người lao động khác nhau để phân biệt lao động giản đơn và lao động phức tạp.
Lao động giản đơn: lđ không đòi hỏi phải đào tạo về chuyên môn cũng có thể thực hiện được một cv nào đó. Trong đk sxhh, lđgđ là đơn vị để đo lường lượng giá trị hang hoá.
Lao động ở trình độ thành thạo, phức tạp là bội số của LĐGĐ, đều được quy thành LĐGĐ. Trong nền sản xuất hang hoá dựa trên chế độ tư hữu, việc quy các loại lao động phức tạp thành LĐGĐ được tiến hành một cách tự phát trên thị trường.
KL:1) Trong cùng một thời gian lđ như nhau, LĐPT tạo ra nhiều giá trị hơn so với lao động giản đơn.
2) trong trao đổi, người ta quy lao động phức tạp thành lao động giản đơn, lấy lao động giản đơn làm đơn vị tiêu chuẩn.
Câu 3) mối quan hệ của giá trị hang hoá với giá cả hang hoá hay với tiền tệ?
* Nêu 3 định nghĩa
- Giá trị hang hoá: là hao phí lao động xã hội của người sản xuất hang hoá kết tinh.
- Giá cả hang hoá: là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị biểu hiện ra bên ngoài trong lưu thong.
- Tiền tệ: là hang hoá đặc biệt, là vật ngang giá chung, tiền tệ thoả mãn tất thảy những mong muốn của người có tiền…
*Phân tích mối quan hệ giữa giá cả hang hoá và giá trị hang hoá
Vẽ sơ đồ:







Có 3 trường hợp:
TH1: nếu mặt hàng nào đố có giá cả hàng hoá cao hơn giá trị hàng hoá: ( lúc này cung< cầu ), hàng hoá bán chạy và lãi cao, những người sản xuất sẽ mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư them tư liệu sản xuất và sức lao động. Mặt khác, những người sản xuất hàng hoá khác cũng có thể chuyển sang sản xuất mặt hàng này, do đó, tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này tăng lên, quy mô sản xuất ngày càng một mở rộng
TH2: giá cả hàng hoá bằng giá trị hàng hoá: lúc này cung= cầu làm cho giá cả= giá trị. Người sản xuất có thể tiếp tục sản xuất mặt hàng này.
TH3: giá cả hàng hoáTác động điều tiết lưu thong của quy luật giá trị thể hiện ở chỗ nó thu hút hàng hoá từ nơi có giá cả thấp hơn đến nơi có giá cả cao hơn, và do đó, góp phần làm cho hàng hoá giữa các vùng có sự cân bằng nhất định.
Giá cả của một hàng hoá có thể thấp hoặc cao nhưng bao giờ cũng xoay quanh trục giá trị hàng hoá. Và tổng giá cả hàng hoá bao giờ cũng bằng tổng giá trị.
Câu 4) Phân tích tính tất yếu khách quan sự ra đời của tiền tệ và bản chất của tiền tệ?
Hay: tại sao nói tiền tệ ra đời như một tất yếu khách quan của lịch sử ra đời và trao đổi của sxhh?
Trả lời:
*1: tiền tệ ra đời là sản phẩm tất yếu của lịch sử phát triển của sx và tđhh cũng như sự phát triển của các hình thái giá trị, hình thái giá trị thấp đến hình thái giá trị cao, hình thái giá trị giản đơn đến hình thái tiền tệ.
-Hình thái giá trị giản đơn ( tự nhiên ): hình thái này xuất hiện khi xã hội nguyên thuỷ tan rã, lúc này sản phẩm được đem ra trao đổi còn rất ít và mang tính ngẫu nhiên
VD: 1 con gà= 10 kg thóc
-Hình thái giá trị toàn bộ hay mở rộng: khi lực lượng sản xuất phát triển hơn, số lượng hàng hoá được đem ra trao đổi nhiều hơn nên một hàng hoá có thể trao đổi được với nhiều hàng hoá khác.
-Hình thái tiền tệ: khi lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội phát triển hơn nữa, sản xuất hàng hoá và thị trường ngày càng mở rộng thì có nhiều hàng hoá làm vật ngang giá chung, làm cho trao đổi giữa các vùng gặp khó khăn đòi hỏi phải có vật ngang giá chung thống nhất. khi vật ngang giá chung được cố định ở vàng ở bạc thì hình thái tiền tệ của giá trị xuất hiện. Nhưng vàng có ưu thế hơn bạc nên cuối cùng hình thái tiền tệ được cố định ở vàng.
- Định nghĩa tiền tệ: là một hàng hoá do hao phí lao động trừu tượng của người khai thác vàng kết tinh lại hình thành nên thong qua trao đổi, nó là loại hàng hoá đặc biệt được tách ra khỏi thế giới hàng hoá, đóng vai trò vật ngang giá chung thong qua trao đổi.

- Bản chất tiền tệ: là một phạm trù kinh tế thuộc quan hệ sản xuất phản ánh mqh giữa người- người, giữa các giai cấp trong XH.
- Các chức năng của tiền tệ
+ thước đo giá trị
+ Phương tiện lưu thong
+ Phương tiện cất gữi
+ Phương tiện thanh toán
+ Tiền tệ thế giới
Thước đo giá trị: thực chất của chức năng này là tiền tệ dung để biểu thị và đo lường lượng giá trị của các HH để xác định hao phí lđ của mọi thứ hàng hoá, khi GTHH được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả.
Sở dĩ tiền tệ làm được chức năng này vì tiền tệ là hàng hoá cũng có giá trị giống HH khác, khi thực hiện chức năng này khong nhất thiết phải là tiền mặt. Nó có thể so sánh với một lượng vàng tưởng tượng nào đó.
Khi giá trị hàng hoá được biểu hiện dưới hình thái giá cả thì giá cả HH tỷ lệ thuận với GTHH
GTHH quyết định GCHH và GCHH tỷ lệ nghịch với GTTT
GCHH thay đổi tỷ lệ thuận với GTHH và tỷ lệ nghịch với Gt của tiền tệ.
=> sự ra đời của tiền tệ là tất yếu khách quan.
4) Quy luật giá trị
Nội dung( yêu cầu ) quy luật giá trị?
Các hình thức biểu hiện mới của quy luật giá trị trong các giai đoạn phát triển khác nhau của CNTB?
Answer:
Nội dung của quy luật giá trị: Quy luật giá trị là quy luật kinh tế của sản xuất – trao đổi hàng hoám, ra đời và hoạt động trong nền sản xuất hàng hoá, nó chi phối những người sản xuất ấy buộc người lao động sản xuất phải tuân theo mệnh lệnh giá cả của thị trường.
 Nội dung quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hoá phải được dựa trên cơ sở hao phí lđxh cần thiết và phải được tiến hàn trao dổi ngang giá. Giá cả phải dựa trên cơ sở là giá trị và xoay quanh giá trị.
 Tác dụng của quy luật giá trị: a) điều tiết sản xuất và lưu thong hàng hoá: sự hoạt đọng của quy luật giá trị đã điều tiết các yếu tố của HDDLDDSX ( sức lao động và tư liệu sản xuất từ nơi này đến nơi khác, ngành này đếnngành khác từ nơi có cung > cần tới nơi có cung < cầu, nhằm thu nhiều lãi lời.
 Như vậy, sự hoạt động của quy luật giá trị đã góp phần phân công lại yếu tố sản xuất giữa các vùng, các ngành trong nền kinh tế hợp lý hơn. Nhận biết sự điều tiết sản xuất vaflwu thong của quy luật giá trị thong qua sự vận động lên xuống của giá cả xoay xung quanh giá trị theo đồ thị hình sin.






b) kích thích cải tiến kỹ thuật, nâng cao NSLĐ:
Trong SXKD: Người sản xuất với mục đích có nhiều lãi lời, muốn làm được mục đích đó phải làm lao động cá biệt nhỏ hơn hoặc bằng lao động xã hội bằng cách ra sức cải tiến kỹ thuật, nâng cao trình độ tay nghề, sử dụng thành tựu khoa học mới vào sản xuất nhằm tăng NSLĐ các biệt
Trong cạnh tranh: tất cả mọi người sản xuất hàng hoá đều ra sức cái tiến kỹ thuật nhắm tăng NSLĐ cá biệt tăng chính điều đó làm cho NSLĐ các biệt tăng lên -> Nhờ sự tác động của QLGT đã thúc đẩy sản xuất phát triển.
Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hoá người sản xuất thành người giàu- kẻ nghèo.
Trong qtsxhh, lúc đầu người sản xuất hàng hoá có điểm xuất phát giống nhau.
Một số người ở vào thế có lợi, có trình độ, có kiến thức cao, có trang bị kỹ thuật tốt-> hao phí lđ cá biệt< hao phí lđ xã hội-> phát tài, giàu có.
Ngược lại, thua lỗi-> phá sản.
 Như vậy, tác dụng của quy luật giá trị một mặt sẽ đào thải các yếu kém, kích thích các nhân tố tích cực mặt khác lại phân hoá xã hội thành kẻ giầu – người nghèo tạo sự bất bình đẳng và điều kiện cho sự ra đời và phát triển mới hiện đại=> sản xuất tư bản chủ nghĩa.
CNTB phát triển qua 2 giai đoạn:
Giai đoạn đầu
: CNTB tự do cạnh tranh: quy luật giá trị có hình thái biểu hiện mới quy luật giá cả hàng hoá.
Để tiến hành sản xuất, người lao động phải bỏ ra một lượng chi phí lao động bao gồm: lao động quá khứ ( c) và lao động sống ( v+ m )
 chi phí lao động ( giá trị hàng hoá ) = c+v+m
 Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa: để tiến hành sản xuất nhà TB phải bỏ ra một lượng tư bản bao gồm : TB bất biến: mua TLSX (c) và TBKB: mua sức lao động ( V )
 Mác gọi là chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa : ký hiện là K=> K = c+v
 Vậy K là chi phí về tư bản mà tư bản bỏ ra để sản xuất hàng hoá
 Giá trị hàng hoá chuyển thành W= K+m
Giá trị hàng hoá chuyển hoá thành giá cả hàng hoá
Giai đoạn phát triển cao của CNTB những năm đầu tk 20
Quy luật giá trị có hình thức biểu hiện mới là quy luật giá cả độc quyền trong đó giá cả độc quyền.
Lợi nhuận là một bộ phận nằm trong giá cả.
Giá trị thặng dư: là một bộ phận nằm trong giá trị hàng hoá ( là một trong 3 bộ phận cấu thành ).
m qua một bước chuyển thành P
Giá cả độc quyền = K + P độc quyền
Pđq= P bq + 1 số P≠
Câu hỏi thêm:
1) so sánh tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động?
Answer:
- Giống nhau: đều dẫn đến số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian tăng lên.
Cường độ lao động là một yếu tố tăng năng suất lao động.
- Khác nhau: Tăng cường độ lao động làm cho lượng giá trị của một đơn vị hàng hoá không đổi còn tăng NSLĐ làm cho lượng giá trị của 1 đơn vị hàng hoá giảm xuống.
Tăng NSLĐ là sự thay đổi về cách thức lao động, làm giảm nhẹ lđ còn tăng CĐLĐ chỉ đơn thuần là tăng lượng lđ hao phí.
Tăng NSLĐ không làm suy kiệt slđ còn tăng CĐLĐ quá mức sẽ dẫn đến suy kiệt sức lđ và bệnh nghề nghiệp => Các doanh nghiệp hiện nay chủ yếu là tăng NSLĐ vì làm giảm giá thành sản xuất và tăng chất lượng và số lượng sản phẩm… Tăng CĐLĐ đòi hỏi thời gian làm việc tăng lên không có ý nghĩa nhiều trong phát triển kinh tế.
- VD NSLĐ tăng 50%thì tổng sp 150%, giá trị 1 đơn vị hàng hóa lúc này là 100/150=0.67=67%
Cường độ tăng 50%, tổng sản phẩm 150%, tổng giá trị 150%
2) Vì sao người sản xuất hàng hoá lại tìm mọi biện pháp để tăng năng suất lao động?
Ý nghĩa quan trọng nhất là: tăng NSLĐ cá biệt sẽ tăng được P siêu ngạch mà mục đích của các nhà tư bản lợi nhuận và lợi nhận siêu ngạch ( lợi nhuận siêu ngạch là khoản lợi nhuận đặc biệt vượt quá lợi nhận bình quân mà chủ xí nghiệp thu được trong một thời gian nhất định trong quá trình cạnh tranh do sử dụng những thiết bị, kỹ thuật và công nghệ tiến bộ, đầu tư vào các ngành sản xuất mới) để tăng tổng spxh có 2 con đường :
1 là tăng thêm tg lđ chịu giới hạn về mặt sinh lý con người và các điều kiện kinh tế xã hội khác. 2 là tăng NSLĐ con đường này là vô hạn vì nó phụ thuộc vào tiến bộ KHKT, mà tiến bộ thực tiễn chứng minh là vô hạn. Vì vậy, tăng NSLĐ không phải là hiện tượng kinh tế thong thường mà là 1 quy luật kinh tế chung cho mọi hình thái kinh tế xã hội. Tăng NSLĐ là con đường tăng tổng sản phẩm xã hội. NSLĐ tăng tạo cơ hội giảm bớt thời gian hao phí lao động vào quá trình sản xuất vật chất.
NSLĐ tăng tạo cơ hội giảm bớt thời gian hao phí lao động vào quá trình sản xuất vật chất. NSLĐ tăng là cơ sở vật chất cho sự tiến bộ.

2 nhận xét: